1. Vị trí, chức năng:

– Phòng Khảo thí, Bảo đảm chất lượng giáo dục, Thanh tra và Pháp chế (KT, BĐCLGD, TT&PC) là một đơn vị trực thuộc Trường Đại học Nông Lâm (ĐHNL). Phòng có các chức năng chính sau đây:

– Tham mưu, đề xuất và triển khai các kế hoạch, giải pháp về KT, BĐCLGD của Nhà trường;

– Duy trì và nâng cao kết quả Tự đánh, Kiểm định chất lượng giáo dục CTĐT và CSGD.

– Điều phối, giám sát và tổ chức công tác khảo thí của Trường và Khoa.

– Tham mưu, tư vấn cho Hội đồng trường, Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của Trường ĐHNL;

– Đề xuất các hình thức và giải pháp, tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra, báo cáo về công tác giáo dục pháp luật trong Nhà trường. Thanh tra nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, kiến nghị các biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện những tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của Ngành, Nhà trường; là đầu mối thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

  2.1. Khảo thí

– Tham mưu cho Hiệu trưởng về chiến lược, mục tiêu, chính sách, quy trình hoạt động khảo thí của Nhà trường;

Chủ trì và phối hợp với các đơn vị triển khai công tác xây dựng các quy định, văn bản về Khảo thí như: quy định thi và tổ chức thi, hoạt động xây dựng, lưu trữ và sử dụng hệ thống ngân hàng câu hỏi thi, đề thi; kết thúc học phần và thi tốt nghiệp; tổ chức phúc khảo bài thi;

– Hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ Khảo thí theo quy định và kế hoạch của Nhà trường.

   2.2. Đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng

– Tham mưu cho Hiệu trưởng về chiến lược, mục tiêu, chính sách, quy trình hoạt động đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục trong Trường.

– Chủ trì và phối hợp với các đơn vị triển khai công tác xây dựng các đề án, quy định, văn bản quản lý liên quan đến hoạt động đảm bảo chất lượng, tự đánh giá, đánh giá nội bộ Đại học Huế, kiểm định chất lượng, hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng.

 – Hoàn thiện và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong, lập kế hoạch về đảm bảo chất lượng, tự đánh giá, chuẩn bị đánh giá ngoài cho CTĐT và CSGD.

– Hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng theo quy định và theo kế hoạch của Trường.

– Rà soát sự phù hợp giữa chuẩn đầu ra của các CTĐT và đối chiếu các tiêu chuẩn của Kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Bộ GD&ĐT.

– Cập nhật báo cáo Tự đánh giá của trường hàng năm, thống kê dữ liệu, thông tin, tài liệu minh chứng và lưu trữ.

– Cam kết và công khai chất lượng đào tạo của Trường hàng năm do Bộ GD&ĐT yêu cầu.

  2.3. Thanh tra

– Tổ chức xây dựng các văn bản quản lí liên quan đến công tác thanh tra của Nhà trường. Giám sát và kiểm tra các văn bản ban hành của Trường theo quy phạm pháp luật.

– Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra.

– Đề xuất các hình thức và giải pháp, tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra, báo cáo về công tác giáo dục pháp luật trong Nhà trường.

– Thực hiện thanh tra, kiểm tra nội bộ, giám sát các hoạt động của Trường Đại học Nông Lâm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định của ngành giáo dục và của Nhà trường.

– Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo của toàn trường, của các đơn vị và viên chức, giảng viên; công tác quản lí đào tạo và nghiên cứu khoa học; việc học tập của người học thuộc các hệ, hình thức đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị đào tạo và các nhiệm vụ khác được giao.

– Phối hợp với thủ trưởng đơn vị chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, hoạt động thanh tra của các đơn vị.

– Chuẩn bị nhân sự và trình Hiệu trưởng ra quyết định thành lập các đoàn, tổ thanh tra để kiểm tra, xác minh, kiến nghị biện pháp xử lí các vấn đề thuộc thẩm quyền quản lí của Hiệu trưởng.

– Thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị với Hiệu trưởng về các nội dung liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng.

– Phối hợp với Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ, Uỷ ban kiểm tra Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân thực hiện những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra của Đảng uỷ, Công đoàn và Thanh tra nhân dân.

– Thường trực tiếp công dân và phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị các nội dung, tài liệu và các điều kiện khác phục vụ công tác tiếp công dân theo đúng quy định; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

– Phối hợp với các đơn vị kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ của Nhà trường, các kết luận, chỉ đạo của Hiệu trưởng. Phối hợp với các Phòng, Khoa, Trung tâm, Viện. có liên quan kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định; khen thưởng, thi hành kỉ luật cán bộ, viên chức, người lao động và sinh viên.

 2.4. Pháp chế

– Tổ chức xây dựng các văn bản quản lí liên quan đến công tác pháp chế.

– Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác pháp chế.

– Giúp Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lí; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Trường ĐHNL, các đơn vị, cán bộ, viên chức, người lao động và người học.

– Giúp Hiệu trưởng chuẩn bị ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị gửi lấy ý kiến; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

– Tham gia ý kiến về mặt pháp lí đối với các văn bản do các phòng, đơn vị chức năng soạn thảo trước khi trình Hiệu trưởng.

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế, quy định của Trường ĐHNL cho CBVC, người lao động và người học; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong phạm vi toàn trường.

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Hiệu trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; văn bản quản lí, chỉ đạo, điều hành của Hiệu trưởng và các đơn vị; kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả và xử lí các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế trong hoạt động của Trường ĐHNL.

– Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế với Hiệu trưởng và cơ quan quản lí cấp trên theo quy định.

 2.5. Các nhiệm vụ khác

– Biên soạn và in những ấn phẩm phục vụ công tác khảo thí, đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng;

– Phối hợp với các đơn vị trong Trường thực hiện nhiệm vụ liên quan tới phạm vi công tác của đơn vị và những nhiệm vụ khác theo phân công của Hiệu trưởng.

– Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về KT, BĐCLGD, TT&PC.